Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa mới ký ban hành Kế hoạch số: 322/KH-UBND Triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021 – 2025. Theo Kế hoạch tỉnh Đồng Tháp sẽ triển khai các nội dung cần thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm cùng nhau thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết vùng theo Kế hoạch số 2080/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là giới thiệu, quảng bá các điểm đến du lịch Đồng Tháp trên cơ sở liên kết, hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL hình thành các tour liên vùng. Thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, đồng thời phát triển thương hiệu du lịch Đồng Tháp gắn với thương hiệu du lịch vùng. Trên cơ sở liên kết phát triển du lịch tạo sự lan toả liên kết trên tất cả các lĩnh vực. Theo đó, lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, nổi trội của tỉnh Đồng Tháp chuyển đến Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đưa vào Kế hoạch triển khai liên kết. Định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh kết nối với các doanh nghiệp 13 địa phương trong việc xây dựng tour, tuyến du lịch; hợp tác xây dựng chuỗi liên kết các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, vận chuyển và phát triển các sản phẩm, chương trình du lịch chuyên đề. Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và các Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch các địa phương tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ các địa phương trong liên kết xây dựng, chào bán sản phẩm du lịch trong vùng và mở rộng ra các vùng khác. Thường xuyên trao đổi thông tin về các sản phẩm du lịch, kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Đồng Tháp phù hợp với liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Thường xuyên đăng tải các thông tin quảng bá các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh trong liên kết. Phối hợp xây dựng thương hiệu du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; liên kết thực hiện các chương trình khảo sát, Famtrip, Presstrip để quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp cũng như các sản phẩm liên kết. Đăng tải các thông tin về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch mới, các tour du lịch của các địa phương trên trang thông tin điện tử Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp và Cổng thông tin du lịch thông minh. Liên kết website giữa 14 địa phương để hỗ trợ quảng bá du lịch. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư trong việc hợp tác với các bộ phận phụ trách công tác xúc tiến du lịch các địa phương phối hợp các Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Tổ chức đánh giá chất lượng các khu, điểm du lịch, cơ sơ lưu trú du lịch, cơ sở ăn uống và mua sắm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia. Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đào tạo nâng cao trình độ quản lý tại các cơ sở du lịch theo chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn của các địa phương. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư chủ động chuẩn bị các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Đồng Tháp trên lĩnh vực du lịch, chuẩn bị danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực du lịch làm tài liệu làm việc với các đối tác, nhà đầu tư tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại tỉnh hoặc khi đến tỉnh làm việc, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan của 13 tỉnh, thành ĐBSCL chủ động lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng và các dự án trọng điểm về phát triển du lịch để cùng tham gia giới thiệu, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong liên kết kêu gọi, tiếp xúc với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư lĩnh vực du lịch. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của Tỉnh, phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và cơ quan phụ trách du lịch 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham mưu UBND Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại địa phương trong liên kết. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tham gia diễn đàn xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch liên kết. Trao đổi, cung cấp thông tin về hạ tầng du lịch, giao thông và các dịch vụ với các tỉnh, thành phố trong liên kết; thúc đẩy, phát huy lợi thế về hạ tầng giao thông hiện có để phát triển liên kết, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), thành phố Cần Thơ (sân bay quốc tế Cần Thơ), tỉnh Kiên Giang (sân bay quốc tế Phú Quốc)… Theo Kế hoạch cuối năm 2021, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức các sự kiện: Diễn đàn kết nối du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL lần 2 năm 2021 tại Đồng Tháp; Hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2021, triển khai nhiệm vụ phương hướng năm 2022; Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khảo sát, đánh giá, góp ý và đề xuất phát triển các chương trình du lịch liên kết các tỉnh, thành trên tuyến du lịch mới Sắc màu vùng biên (TP. Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang)… Huỳnh Biển Du khách thích trải nghiệm khám phá Làng hoa Sa Đéc Du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh đổ bánh xèo Khu di tích Xẻo Quýt
Thế giới có biết bao điều kỳ thú, biết bao lễ hội đặc sắc hấp dẫn mà không phải mùa nào cũng có. Dưới đây là các lễ hội chỉ có ở mùa thu tại một số quốc gia trên thế giới được nhiều người mong đợi nhất.
Song hành cùng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, hai ngôi chùa Vạn Niên và Tảo Sách được xem là những danh lam cổ tự của Thủ đô, thu hút đông đảo người dân và du khách đến vãn cảnh, chiêm bái, cầu an.
Từ thị xã Gia Nghĩa ngược về phía Tây Nam khoảng 100km và cách thị trấn Ea T ling, huyện Chư Jút chừng 1km về hướng Đông Nam, du khách sẽ đến với khu di sản địa chất thác Trinh Nữ...
Với nền kinh tế toàn cầu hóa, Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc có một nguồn nhân lực giỏi về tiền tệ, Tài chính - Ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Được coi là “xương sống” của nền kinh tế, những sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng của trường ĐH Tây Đô đang được các nhà tuyển dụng, ngân hàng, tập đoàn tài chính “săn đón”. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người. Những con số nói lên độ “hot” của ngành nghề này với thị trường lao động hiện nay. Ngành Tài chính - Ngân hàng học những gì? SV ngành Tài chính - Ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, nắm vững những kiến thức về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê, quản trị học, phương pháp phân tích định lượng, thẩm định ... Bên cạnh đó, SV còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm … Trường ĐH Tây Đô còn chú trọng đến đào tạo tiếng Anh, đẩy mạnh học tập thực tế tại các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm đảm bảo cho SV có cơ hội phát triển toàn diện, trở thành cá thể nổi trội khi hòa nhập vào môi trường làm việc đầy năng động và giàu tính cạnh tranh này. Ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường làm gì? Thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính-Ngân hàng. Trước nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực của nhóm ngành Tài chính-Ngân hàng, SV sau khi ra trường có thể đảm nhận một số vị trí như chuyên viên quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng, chuyên viên khách hàng cá nhân. Ngoài ra, cử nhân Tài chính - Ngân hàng có thể làm việc tại các cơ quan, công ty với vai trò các vấn đề về tài chính, hoặc cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm…Thêm vào đó làm việc trong lĩnh vực tài chính bạn có cơ hội được khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến tốt trở thành quản lý, giám đốc tài chính. Để đảm nhận tốt công việc của một chuyên viên Tài chính - Ngân hàng tương lai, chương trình đào tạo của các trường ĐH Tây Đô còn tạo điều kiện cho SV đi thực tập, thực tế bên cạnh việc học lý thuyết. Trên thực tế, trường ĐH Tây Đô là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông Huỳnh Quang Nam, Giám đốc Ngân hàng VPBank, PGD Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ chia sẻ: “Trong quá trình làm việc với cựu SV trường ĐH Tây Đô, tôi nhận thấy rằng Nhà trường đã làm rất tốt công tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Do được liên kết với các Ngân hàng trên địa bàn nhận SV vào thực tập, tư vấn hướng nghiệp, học việc, trải nghiệm thực tế như: VPbank, Sacombank… nên các SV sau khi ra trường đã có kiến thức cơ bản, am hiểu các vị trí công việc tại Ngân hàng, do đó các bạn hội nhập nhanh và dễ dàng tiếp nhận công việc được giao”. Sau khi tốt nghiệp, SV ngành Tài chính - Ngân hàng có thể tiếp tục học nâng cao theo trình độ thạc sĩ tại trường, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng rất thuận lợi.
Song hành cùng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, hai ngôi chùa Vạn Niên và Tảo Sách được xem là những danh lam cổ tự của Thủ đô, thu hút đông đảo người dân và du khách đến vãn cảnh, chiêm bái, cầu an.
Không mang vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, cũng không sở hữu những cảnh quan kỳ vĩ như nhiều nơi khác, miền Tây vẫn có cách rất riêng để quyến rũ và níu giữ đôi chân của những người mê xê dịch.
Những cơn mưa đầu mùa ở ĐBSCL đã xua tan cái nắng hạn gay gắt bao tháng nay, giúp cho người dân nhất là vùng nông thôn có nước sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. Mưa đầu mùa cũng là thời điểm để các loại sinh vật vào mùa sinh sản, duy trì nòi giống, trong đó có loài cóc, mà dân gian thường gọi là “mùa cóc hội”.
Sáng 17-8, Bảo tàng TP Cần Thơ khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa các dân tộc Việt Nam” và trưng bày chuyên đề “Nghệ thuật ứng dụng trong văn hóa trà phương Đông”.